Tefal và Philips đều là 2 thương hiệu xuất xứ Châu Âu, bao gồm nhiều sản phẩm nồi chiên không dầu ở phân khúc cao cấp, được người dùng đánh giá tốt về chất lượng so với các thương hiệu khác. Nhìn chung, cấu tạo, khả năng làm việc của nồi chiên không dầu ở 2 hãng này đều giống nhau, dùng không khí nóng để chiên nướng thực phẩm, rất tốt cho sức khoẻ.
Tại thị trường Việt Nam, Tefal chưa được phổ biến vì nó được sản xuất ở Pháp theo tiêu chuẩn Châu Âu, phải nhập nguyên chiếc về nên khá đắt đỏ(Cập nhập từ tháng 10/2020 Tefal đã mở gian hàng chính thức ở Việt Nam tại: Shopee và Lazada nên giá tương đối vừa túi). Còn nồi chiên không dầu Philips ở thị trường Việt Nam hầu hết được sản xuất ở Trung Quốc nên giá rẻ hơn, nổi bật là model Philips HD9220/20, sản phẩm bán rất chạy trong năm 2020.
Ở thị trường Châu Âu và Mỹ, hai thương hiệu Tefal và Philips có giá cả cạnh tranh với nhau. Về chất lượng cũng có nhiều điểm tương đồng, dẫn đầu về công nghệ, và đa số sản phẩm phục vụ phân khúc cao cấp. Điểm khác biệt là cách thiết kế và các tính năng sử dụng, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Bài viết này sẽ so sánh chi tiết hơn sự giống và khác nhau giữa nồi chiên không dầu Tefal và Philips. Mong các chị em nội trợ sẽ có cái nhìn tổng quát hơn và có những quyết định mua hàng đúng đắn, vừa đáp ứng nhu cầu gia đình, và phù hợp với ngân sách cho phép.
Thương hiệu Tefal và Philips
Nồi chiên không dầu Tefal
Tefal là thương hiệu nổi tiếng toà cầu, được thành lập và phát triển tại Pháp từ năm 1956, hiện đang là 1 trong 6 tập đoàn cung cấp các sản phẩm gia dụng lớn nhất trên thế giới, đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các sản phẩm của Tefal đều hướng đến cuộc sống hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến để đơn giản hoá các công việc nội trợ nhà bếp.
Nồi chiên không dầu Philips
Philips – Tập đoàn điện tử gia dụng của Hà Lan, thành lập năm 1891, có trụ sở chính tại thủ đô Amsterdam. Đây là thương hiệu có lịch sử hình thành trên 100 năm, nổi tiếng với các sáng kiến công nghệ mới, góp phần mang đến những sản phẩm chất lượng, tiên phong đi đầu như nồi chiên không dầu với công nghệ Rapid Air mà nay được cải tiến thành công nghệ TurboStar đưa luồng không khí nóng di chuyển và lan toả đều để chiên rán thực phẩm.
Cơ chế làm việc
Với nguyên tắc dùng luồng khí nóng luân chuyển để làm chín thực phẩm nhưng nồi chiên không dầu Philips làm nóng từ phía trên, hơi nóng được quạt đẩy xuống phía dưới, dần dần làm nóng đều các lớp thực phẩm. Đáy nồi Philips có dạng hình xoắn giúp khí nóng phản xạ ngược trở lại, làm chín đều thực phẩm. Đây là công nghệ độc quyền của Philips đã đăng kí bản quyền.
Đối với nồi chiên không dầu Tefal, hơi nóng được thoát ra từ bên hông của nồi, khay thực phẩm quay quanh trục cố định kết hợp với chân vịt làm hơi nóng phân bố đều trên khắp bề mặt thực phẩm. Một điều khác biệt nữa là Philips cho phép điều chỉnh nhiệt độ trong tầm 80 – 200°C còn Tefal thì chỉ cố định 1 nhiệt độ duy nhất là 170°C(cập nhập 2020 mẫu TEFAL EY201D15 có thể điều chỉnh nhiệt độ từ 80-200°C) .
Thiết kế sản phẩm
Do cách cách phân bố nhiệt khác nhau nên nồi chiên không dầu Philips thường có hình dạng cao lớn, thon gọn. Còn nồi chiên không dầu Tefal thì trông mập và lùn hơn. Tuy nhiên, một mẻ chiên rán của nồi Philips chỉ được tối đa khoảng 0.8kg thực phẩm trong khi Tefal thì đạt 1.2kg.
Về vỏ ngoài thì Philips có nhiều ưu điểm hơn, màu sắc đa số là đen, trắng và bạc,… bên ngoài phủ lớp sơn bóng loáng giảm bám bẩn, dễ lau chùi và phù hợp với hầu hết không gian nội thất các căn bếp hiện đại, và đặc biệt là những căn bếp có diện tích hẹp.
Khả năng chiên nướng
Đều sử dụng công nghệ chiên không dầu, khả năng chiên nướng tương đương nhau. Tuy nhiên, Nồi chiên không dầu Philips có thiết kế khay và rá chiên cố định phù hợp với các món như đùi gà chiên, sườn nướng, cá chiên,…
Còn Nồi chiên không dầu Tefal thiết kế khay quay + đảo bằng chân vịt nên Tefal phù hợp với các món chiên thái nhỏ như khoai tây chiên, đậu rang hay các món xào,…
Ưu điểm và nhược điểm của Tefal so với Philips.
Tuy ứng dụng các công nghệ hiện đại nhưng nồi chiên không dầu vẫn có những nhược điểm riêng.
Nồi chiên không dầu Philips (Xem giá/Review)
Ưu điểm Nồi chiên không dầu Philips:
- Thiết kế nhỏ gọn, phụ tùng đơn giản, dễ sử dụng, dễ dàng tháo ráp.
- Chế biến các món nướng rất ngon, đặc biệt là sườn nướng, gà nướng, cá nướng,…
- Khả năng loại bỏ mỡ thừa trong thực phẩm rất tốt nhờ thiết kế lòng nồi tách rời với rá chiên nên dầu mỡ thừa được đẩy xuống bên dưới.
- Nhiệt độ có thể tùy chỉnh được, giúp chế biến món ăn linh hoạt hơn.
- Nồi chiên không dầu Philips được sản xuất ở Trung Quốc có giá tương đối rẻ chỉ khoảng trên dưới 3triệu đồng.
Nhược điểm Nồi chiên không dầu Philips:
- Dung tích nồi khá nhỏ, hầu hết các model bán ở Việt Nam chỉ nấu tối đa 0,8kg thực phẩm Hiện nay, mới có thêm model XL có dung tích lớn hơn, nấu được 1,2kg nhưng chỉ bán ở Mỹ.
- Chỉ phù hợp với các món có kích thước vừa và lớn. Các món có kích thước nhỏ dễ bị rơi xuống lòng nồi. Đặc biệt các món vừa nhỏ vừa nhẹ rất nguy hiểm vì trong nồi luôn có luồng khí luân chuyển mạnh, thực phẩm có thể bay lên bộ phận làm nóng gây cháy.
- Nếu mật độ thực phẩm trong nồi dày có thể sẽ chín không đều. Như khi chiên khoai tây, khoảng 10 phút phải tháo khay chiên ra đảo 1 lần rồi cho vào chiên tiếp mới chín đều.
- Không thể quan sát được tình trạng thực phẩm bên trong nồi.
Nồi chiên không dầu Tefal (Xem giá/Review)
Ưu điểm Nồi chiên không dầu Tefal:
- Thực phẩm chiên trong nồi Tefal luôn được quay, đảo nên chín đều hơn so với nồi chiên không dầu Philips.
- Có thể quan sát được tình trạng thức ăn trong nồi một cách dễ dàng.
- Nồi chiên không dầu Tefal có thể chế biến các món ăn có kích thước nhỏ như khoai tây chiên, cơm chiên hải sản,…
- Dung tích nồi lớn nên chiên nấu được khoảng 1,2kg thực phẩm, vượt trội hơn so với nồi chiên không dầu Philips.
Nhược điểm Nồi chiên không dầu Tefal:
- Nồi chiên không dầu Tefal được sản xuất và nhập nguyên chiếc về Việt Nam từ Pháp nên giá cả khá đắt đỏ, dao động từ khoảng 5 đến 7 triệu.
- Thiết kế cồng kềnh, khay chiên cấu tạo phức tạp.
- Khó chế biến các món có kích thước lớn.
- Nồi tuy to nhưng có trục ở giữa chiếm diện tích.
- Nhiệt độ cố định 170 độ C nên khó kiểm soát, vì mỗi loại thực phẩm có một nhiệt độ nấu khác nhau.